Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cho vay Mới đây, Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản 6385/NHNN-CSTT gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu tiếp tục thực hiện các giải pháp để giảm mặt bằng lãi suất. Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Chính […]

Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cho vay

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản 6385/NHNN-CSTT gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu tiếp tục thực hiện các giải pháp để giảm mặt bằng lãi suất.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới, phấn đấu mức giảm lãi suất tối thiểu từ 1,5-2%/năm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. 

Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo cam kết giảm lãi suất cho vay trong năm 2023 đối với các khoản cho vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản vay mới trước ngày 25/8.
Bên cạnh đó, báo cáo kết quả thực hiện cam kết giảm lãi suất cho vay trong năm 2023 đối với các khoản cho vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới gửi Ngân hàng Nhà nước trước ngày 8/1/2024.

Thị trường bất động sản phục hồi

Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế trong nước bị giảm sút do chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19 và những bất ổn của địa chính trị thế giới. Cho nên, để vực dậy nền kinh tế và hỗ trợ các doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng phải đồng loạt giảm lãi suất trong đó có lãi suất cho vay mua bất động sản.

Từ đầu năm 2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh liên tục giảm các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 0,5-2%/năm hỗ trợ các tổ chức tín dụng giảm chi phí đầu vào có điều kiện thuận lợi tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế phục hồi sản xuất kinh doanh.

Theo đó, các ngân hàng thương mại trong thời gian qua cũng đã tích cực giảm lãi suất cho vay, đồng thời triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi với quy mô lớn. Đây là những tín hiệu tích cực để phục hồi các ngành kinh tế trong cả nước.

Đơn cử, từ đầu năm đến nay, Agribank đã 6 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp… Theo đó, đối với nhu cầu vay mới phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, mức lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 5%/năm, lãi suất cho vay trung dài hạn chỉ từ 8%/năm. Tính đến thời điểm hiện tại, lãi suất cho vay của Agribank đã giảm mạnh với mức giảm từ 2%-4%/năm so với đầu năm.

Vietcombank cũng thông báo tiếp tục giảm lãi suất cho vay với mức giảm tới 0,5%/năm lãi suất cho vay VND cho toàn bộ khoản vay của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong 5 tháng từ ngày 1/8 đến 31/12/2023.

Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cho vay, tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản

Việc ngân hàng giảm lãi suất là một tín hiệu rất tích cực cho sự phục hồi của thị trường bất động sản. Bởi lẽ, bất động sản là ngành sử dụng nguồn vốn rất lớn, kênh huy động chủ yếu của các doanh nghiệp bất động sản là vốn vay ngân hàng. Cho nên, khi ngân hàng giảm lãi suất cho vay, các chủ đầu tư bất động sản sẽ tiếp cận được nguồn vốn kinh doanh, đồng thời đây cũng là cơ hội để khách hàng chuyển sự quan tâm sang bất động sản.

Bên cạnh đó, việc giảm lãi suất huy động tiền gửi cũng tác động đến dòng tiền gửi vốn không hề nhỏ trong dân chảy vào bất động sản. Điều này cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự sôi động của thị trường bất động sản trong năm 2020 và đầu năm 2021.

Vào năm 2020 khi đại dịch Covid-19 bùng phát, phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có 3 lần cắt giảm lãi suất điều hành nhằm vực dậy nền kinh tế. Theo đó, nhiều ngân hàng đã bắt đầu hạ lãi suất cho vay mua bất động sản nhà, đất. Cụ thể tại thời điểm này, lãi suất cho vay kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng VPBank còn 8.9%/năm, BIDV lãi suất từ 7,6%/năm trong 12 tháng đầu tiên, Vietcombank lãi suất từ 6,79%/năm (cố định trong 6 hoặc 12 tháng đầu). Thậm chí, mức lãi suất cho vay mua bất động sản tại ngân hàng OCB còn xuống dưới 5%/năm.

Việc các ngân hàng hạ lãi suất cho vay mua nhà vào thời điểm này đã khiến dòng tiền của các nhà đầu tư và người dân đổ vào bất động sản ngày càng đông. Trong khi đó, lãi suất huy động liên tục hạ do nhu cầu tín dụng giảm cũng đã đẩy dòng tiền tiết kiệm trong ngân hàng của người dân vào thị trường bất động sản.

Điều này đã khiến thị trường bất động trở nên sôi động dù các lĩnh vực kinh tế khác đang trong tình cảnh ảm đạm do chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Cụ thể, vào thời điểm tháng 2 và tháng 3/2021, sốt đất diện rộng đã diễn ra từ Bắc vào Nam. Đây được coi là “cơn sốt” có nhiệt độ lớn nhất năm khi tại hàng loạt khu vực, giá đất tăng chóng mặt, có nơi tăng gần 50%. 

Theo ghi nhận của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, đất đai sôi sục khắp nơi, giá tăng chóng mặt, trung bình tăng 10% sau mỗi tháng. Cục bộ một số nơi tăng mạnh hơn, điển hình nhất là các vùng ven Hà Nội như Quốc Oai (tăng 20%), Ba Vì (45%); Hòa Bình (46%); Bắc Ninh (20%); Hưng Yên (26%)…

Thị trường đất nền vùng ven hưởng lợi

Có thể thấy, lãi suất ngân hàng giảm sẽ tác động và giúp cung cầu trên thị trường bất động sản được hồi sinh và sôi động trở lại, hiệu ứng đó sẽ làm giá cả bất động sản tăng mạnh. Trong đó, thị trường đất nền nằm ở các tỉnh thành vùng ven các thành phố lớn sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ việc ngân hàng giảm lãi suất. 

Đứng ở góc độ người mua, việc giảm lãi suất cho vay chắc chắn sẽ tác động đến tâm lý những người có nhu cầu mua đất nền để đầu tư. Bởi lẽ, thay vì chờ đợi giá giảm và gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi suất như trước kia, sẽ có nhiều người tìm kiếm và tận dụng cơ hội hưởng các ưu đãi, chiết khấu, giảm giá mạnh của chủ đầu tư để có những mảnh đất có vị trí đẹp, có mức giá hợp lý để đầu tư sinh lời.

Và thị trường đất nền các tỉnh thành vùng ven thành phố lớn như Nam Định, Thái Bình, Hải Dương là nơi sẽ đón nhận dòng tiền đầu tư đổ về. Đây được đánh giá là những thị trường “sáng giá”, xu hướng đầu tư mới trong bối cảnh quỹ đất tại thành phố lớn đang hạn hẹp, nhu cầu nhà ở tăng cao. 

Thị trường đất nền ven biển Nam Định sôi động

Tiêu biểu như thị trường đất nền tỉnh Nam Định. Đây là một địa phương thu hút nhiều dòng tiền đầu tư bất động sản đổ về trong thời gian vừa qua ở miền Bắc. Hàng loạt “ông lớn” đổ về, tạo ra những dự án địa ốc quy mô lớn như VSIP, khu du lịch nghỉ dưỡng Quất lâm. Bên cạnh đó, Nam Định còn thu hút được nhiều dự án mới và tiếp tục trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Điều này đã làm thay đổi bộ mặt và biến địa phương này trở thành một thị trường nhà đất sôi động nhất miền Bắc.

Đặc biệt, những vùng đất nền ven biển ở xã Giao Phong, huyện Giao Thủy đang trở thành tâm điểm thu hút đầu tư ở Nam Định nhờ có ưu thế vị trí khi nằm ngay sát biển và các dự án khu công nghiệp, khu du lịch – nghỉ dưỡng lớn trong vùng. Hơn nữa, ở đây còn được hưởng lợi từ các các tuyến đường giao thông trọng điểm đang triển khai như tuyến đường bộ ven biển Nam Định – Lạc Quần, tuyến đường cao tốc ven biển Ninh Bình – Nam Định – Hải Phòng,…

Theo các chuyên gia, với vị trí này, những khu đất nền ở xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định rất có tiềm năng để phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng, lưu trú và giải trí. Những nhà đầu tư cá nhân có tầm nhìn dài hạn hoàn toàn có thể kỳ vọng vào dư địa tăng giá của vùng đất này trong tương lai.