Hạ tầng giao thông phát triển mở ra “cánh cửa vàng” cho thị trường bất động sản, thu hút đông đảo nhà đầu tư “đón sóng” tiềm năng. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội sinh lời hấp dẫn, “sóng” hạ tầng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được đánh giá cẩn […]

 

Hạ tầng giao thông phát triển mở ra “cánh cửa vàng” cho thị trường bất động sản, thu hút đông đảo nhà đầu tư “đón sóng” tiềm năng. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội sinh lời hấp dẫn, “sóng” hạ tầng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được đánh giá cẩn thận. Bài viết này sẽ phân tích kỹ lưỡng về lợi ích và mặt trái của việc đầu tư bất động sản “đón sóng” hạ tầng, giúp bạn tự đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt nhất.

Đầu tư bất động sản “đón sóng” hạ tầng là gì?

Đầu tư bất động sản “đón sóng” hạ tầng là chiến lược đầu tư vào các dự án bất động sản có vị trí gần các khu vực sắp được triển khai hoặc đang trong quá trình thi công các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm như:

  • Đường cao tốc: Việc mở rộng hoặc xây dựng mới đường cao tốc giúp rút ngắn thời gian di chuyển, kết nối các khu vực, thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế, từ đó làm tăng giá trị bất động sản tại khu vực lân cận.
  • Đường vành đai: Được xem như một “động mạch” giao thông, khi được xây dựng và hoàn thiện, nó mang lại những tác động tích cực và sâu rộng đến sự phát triển của một khu vực, một thành phố, thậm chí là cả một quốc gia
  • Sân bay: Sân bay mới hoặc được nâng cấp thu hút du lịch, thương mại và đầu tư, tạo ra nhu cầu nhà ở, văn phòng, kho bãi… góp phần đưa thị trường địa ốc phát triển.
  • Cầu đường, hệ thống giao thông công cộng: Hệ thống giao thông được cải thiện giúp việc di chuyển thuận tiện, thu hút người dân đến sinh sống và làm việc, gia tăng giá trị bất động sản.
  • Khu công nghiệp: Khu công nghiệp mới thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tạo ra nhu cầu nhà ở cho người lao động, chuyên gia, thúc đẩy thị trường bất động sản.
Đầu tư “đón sóng” là chiến lược đầu tư vào bất động sản nằm gần các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm 
Đầu tư “đón sóng” là chiến lược đầu tư vào bất động sản nằm gần các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm

Lợi ích của đầu tư bất động sản “đón sóng” hạ tầng

  • Tăng giá trị bất động sản

Cải thiện kết nối: Khi hạ tầng giao thông được cải thiện, việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn, thu hút người dân và doanh nghiệp đến khu vực. Điều này dẫn đến nhu cầu nhà ở và thương mại tăng cao, từ đó đẩy giá bất động sản lên.

Phát triển kinh tế: Hạ tầng tốt thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Nhờ đó, khả năng chi trả cho nhà ở cũng tăng lên, dẫn đến giá bất động sản tăng theo.

Quy hoạch bài bản: Hạ tầng thường đi kèm với quy hoạch khu vực bài bản, tạo ra môi trường sống tiện nghi, hiện đại và thu hút người dân. Một khu vực được quy hoạch tốt sẽ có đầy đủ tiện ích, dịch vụ, cảnh quan đẹp, an ninh đảm bảo… góp phần làm tăng giá trị bất động sản.

  • Tăng thanh khoản bất động sản

Nhu cầu nhà ở tăng: Hạ tầng tốt thu hút người mua đến khu vực, tạo ra nhu cầu cao cho bất động sản. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể dễ dàng bán lại tài sản, thu hồi vốn nhanh chóng.

Tính hấp dẫn: Một khu vực có hạ tầng hoàn thiện, giao thông thuận tiện, tiện ích đầy đủ sẽ thu hút nhiều người quan tâm, từ đó giúp nhà đầu tư bán được giá tốt hơn.

  • Lợi nhuận tiềm năng

Biên độ lợi nhuận cao: Nhờ sự gia tăng nhanh chóng của giá trị bất động sản khi hạ tầng được cải thiện, nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận cao trong thời gian ngắn. Đây là cơ hội hấp dẫn để gia tăng tài sản cho bản thân.

Cơ hội đầu tư đa dạng: Hạ tầng phát triển mở ra nhiều phân khúc đầu tư đa dạng, đáp ứng nhu cầu phong phú của nhà đầu tư. Từ nhà ở, đất nền, đến bất động sản thương mại, khu công nghiệp, nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hình phù hợp với mục tiêu và khả năng tài chính đầu tư của bản thân.

Thận trọng trong quá trình đầu tư bất động sản theo hạ tầng giao thông
Nắm bắt cơ hội đầu tư “đón sóng” giúp gia tăng giá trị bất động sản 

Mặt trái khi đầu tư bất động sản “đón sóng” hạ tầng

Nhiều nhà đầu tư có xu hướng “đón sóng” hạ tầng bằng cách mua bất động sản ngay từ khi mới có thông tin quy hoạch, dẫn đến hiện tượng “sốt giá đất” ảo, không tương xứng với sự phát triển thực tế của khu vực.

Tại nhiều nơi, quy hoạch hạ tầng kích thích sự phát triển nóng vội, thiếu kiểm soát, dẫn đến thừa hụt nguồn cung sản phẩm bất động sản so với nhu cầu thực tế. Ngược lại, những dự án đáp ứng nhu cầu thị trường lại thiếu hụt. Nhiều khu vực đã có hạ tầng nhưng không thu hút được nguồn vốn đầu tư, kìm hãm sự phát triển chung của địa phương.

Tình trạng đầu cơ đất đai tràn lan biến những khu đất tiềm năng thành vùng đất hoang hóa, khu đô thị dang dở, giá đất bị thổi phồng một cách phi lý.

Báo cáo của VIRES đã phân tích chi tiết về hiệu ứng lan tỏa của việc xây dựng các dự án hạ tầng giao thông đối với kinh tế – xã hội và thị trường bất động sản. Theo báo cáo, việc phát triển các dự án bất động sản, nhu cầu đầu tư và giá trị gia tăng của bất động sản luôn đi đôi với sự tiến triển của hạ tầng, đặc biệt là các tuyến đường vành đai, cao tốc, cảng biển, cảng hàng không… Thực tế đã chứng minh rằng việc giải ngân đầu tư công cho các dự án hạ tầng giao thông đã có tác động đồng thời cả trực tiếp và gián tiếp đến thị trường bất động sản.

Tác động trực tiếp là khi các dự án hạ tầng lớn được triển khai sẽ khai thông nguồn lực đất đai; mở rộng không gian phát triển cho các lĩnh vực công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Sự di dời và phân bố lại dân cư cũng như nguồn lao động sau khi hạ tầng được hoàn thiện sẽ tạo ra lợi ích cho thị trường bất động sản trong khu vực, tạo ra tiềm năng tăng giá và làm nảy sinh những đợt sóng mới. 

Trong khi, tác động gián tiếp đến từ việc giải ngân đầu tư công kích thích nền kinh tế, tạo ra dòng tiền lưu động mạnh mẽ, dẫn đến sự xuất hiện của các nguồn tiền mới (từ chứng khoán, vàng, vốn ngoại…) đổ vào thị trường bất động sản, đặc biệt là khi nhìn thấy tiềm năng tăng giá từ việc hình thành các dự án hạ tầng giao thông.

Vị trí là yếu tố quyết định đến giá trị của bất động sản
Đầu tư bất động sản “đón sóng” có nguy cơ gây ra hiện tượng “sốt đất ảo” 

Cách kiểm soát rủi ro của bất động sản đón sóng hạ tầng 

Nhằm mục tiêu phát triển thị trường bất động sản đồng bộ và bền vững gắn liền với hạ tầng giao thông, VIRES đã đưa ra một số kiến nghị quan trọng: Quy hoạch bài bản, tổng thể và có tầm nhìn dài hạn; Thúc đẩy giải ngân đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm; Công khai, minh bạch thông tin, tránh tình trạng “khuyến mãi” thông tin, tạo sốt đất cục bộ và ngăn chặn triệt để lợi ích nhóm thông qua quản lý chặt chẽ hoạt động đấu giá đất, đấu thầu dự án.

VIRES khuyến cáo cần có giải pháp đồng bộ để kiểm soát giá đất tăng nóng “ăn theo” hạ tầng, đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất trong quá trình đô thị hóa. Tránh tình trạng phát triển đô thị tràn lan, lãng phí tài nguyên đất đai, gây ảnh hưởng đến chất lượng không gian đô thị. Bên cạnh đó, cần rút kinh nghiệm từ những khu đô thị “ma”, dự án “treo”, đảm bảo phát triển đô thị văn minh, hiện đại và bền vững.

Việc triển khai các giải pháp trên sẽ góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, hiệu quả, đồng thời đảm bảo quy hoạch đô thị và sử dụng đất đai hợp lý, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Cách kiểm soát rủi ro của bất động sản đón sóng hạ tầng
Kiểm soát rủi ro khi đầu tư “đón sóng”cần có quy hoạch tổng thể bài bản…

 

Bí quyết đầu tư “đón sóng” bất động sản hiệu quả

Nói về câu chuyện đầu tư bất động sản “đón sóng” hiệu quả, ông Trần Khánh Quang – Tổng giám đốc CTCP Đầu tư bất động sản Việt An Hòa đã chia sẻ 4 bí quyết sau đây: 

Đầu tiên, các nhà đầu tư cần phát triển khả năng đánh giá thị trường. Nói cách khác, họ cần tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để có thể nhận biết được các xu hướng trên thị trường hoặc nhận diện “cơ hội” khi gặp một bất động sản cụ thể, không chỉ từ việc đọc tin tức. Mặc dù một phần khả năng này có thể phụ thuộc vào năng khiếu cá nhân, nhưng điều quan trọng là phải liên tục rèn luyện để hoàn thiện nó.

Thứ hai là khả năng dự báo và định hình xu hướng thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư phải không ngừng cập nhật thông tin, tạo mối liên kết với đồng nghiệp trong ngành và thực tế điều tra để có cái nhìn sâu sắc về sự phát triển của từng phân khúc, từng khu vực thị trường cụ thể. Nói một cách đơn giản, đó là việc phải “cày cuốc” chăm chỉ để phát hiện ra những bất động sản tiềm năng.

Yếu tố thứ ba, mà ông Quang nhấn mạnh vào đó là khả năng hiểu rõ bối cảnh thị trường. Ngoài các yếu tố liên quan đến đầu cơ, thị trường bất động sản cũng rất nhạy cảm với các biến động vĩ mô và chính sách. Trong số đó, các yếu tố vĩ mô như hệ thống ngân hàng và lãi suất đóng vai trò quan trọng.

Cuối cùng, một trong những chiến lược hiệu quả trong nhiều trường hợp là nhà đầu tư phải có phương pháp để tăng giá trị cho bất động sản. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp và bất động sản ở vùng ngoại ô. Đất đai có thể tăng giá khi hạ tầng được đầu tư, hoặc khi có sự phát triển bất động sản xung quanh. Với các bất động sản ở trung tâm, việc mua nhà sau đó thực hiện cải tạo cũng có thể tạo ra giá trị gia tăng. Để thực hiện chiến lược này, nhà đầu tư cần phải có cái nhìn nhạy bén để nhận ra giá trị tiềm ẩn trong mỗi bất động sản.

KẾT

Tóm lại, đầu tư bất động sản “đón sóng” hạ tầng mang đến nhiều cơ hội sinh lời hấp dẫn nhưng cũng đi kèm với nhiều rủi ro lớn. Vì vậy, nhà đầu tư cần trang bị cho mình kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và đánh giá chi tiết trước khi đưa ra quyết định. Hãy luôn quan sát thị trường, học hỏi kinh nghiệm và tỉnh táo trong mọi quyết định để đảm bảo an toàn cho khoản tài chính đầu tư của bạn.

Bài viết trên đây Dreamlands cung cấp  những thông tin vềĐầu tư bất động sản “đón sóng” hạ tầng có những lợi ích và mặt trái nào? Hy vọng các nhà đầu tư sẽ áp dụng thành công và chọn được kênh đầu tư phù hợp với mình.