Đường Vành đai 5 là một trong những tuyến giao thông quan trọng, giúp kết nối 8 tỉnh thành và 36 quận huyện của khu vực phía Bắc với nhau. Sau khi hoàn thiện thi công, trục giao thông này sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa, di chuyển, đồng thời […]

Đường Vành đai 5 là một trong những tuyến giao thông quan trọng, giúp kết nối 8 tỉnh thành và 36 quận huyện của khu vực phía Bắc với nhau. Sau khi hoàn thiện thi công, trục giao thông này sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa, di chuyển, đồng thời là đòn bẩy giúp thị trường bất động sản Bắc Bộ phát triển mạnh mẽ hơn.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo, không phải ý kiến chuyên gia!

Vị trí quy hoạch đường vành đai 5 

Dự án đường Vành đai 5 có tổng chiều dài lên đến 331.5km (chưa tính 41km trùng các tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, Nội Bài – Hạ Long) đi qua nhiều tỉnh ở khu vực miền Bắc nước ta. Chiều dài đường Vành đai 5 đi qua địa phận mỗi tỉnh thành như sau:

Quy hoạch đường vành đai 5
Hình ảnh minh họa: Bản đồ quy hoạch đường Vành đai 5

Đoạn qua tỉnh Hải Dương

Đoạn Vành đai 5 đi qua tỉnh Hải Dương có chiều dài lớn nhất trong tất cả các tỉnh thành. Theo đó, chiều dài đạt 52.7km, bắt đầu từ sông Luộc đi dọc theo trục đường Bắc – Nam – ĐT 392 chạy song song với QL38B và cắt quốc lộ 5B. Tuyến đường được quy hoạch trùng với Vành đai 2 tại phía Tây cầu Lai Vu, dọc theo đường tránh Thành phố Hải Dương; tiếp tục đi đến nút giao QL37 hướng đi cao tốc Nội Bài – Hạ Long và cuối cùng di chuyển theo hướng Tây để đến Bắc Giang. 

Đoạn qua tỉnh Hoà Bình

Với tổng chiều dài khoảng 35.4km, bản đồ đường Vành đai 5 tại tỉnh Hòa Bình như sau: bắt đầu tư đường Hồ Chí Minh đến nút giao với Quốc lộ 6, sau đó di chuyển theo hướng Đông tới chợ Bến để tới địa phận Thành phố Hà Nội.

Đoạn qua địa phận Hà Nội

Đường Vành đai 5 Hà Nội có chiều dài đạt 48km. Quy hoạch đường Vành đai 5 Hà Nội như sau: bắt đầu từ đoạn trùng với đường Hồ Chí Minh, nút giao cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình ở xã Yên Bình tới địa phận tỉnh Hòa Bình. Sau đó, tuyến đường đi đến chợ Bến để tới tỉnh Hà Nam và cuối cùng đi qua sông Đáy. 

Đoạn qua tỉnh Hà Nam

Sở hữu chiều dài khoảng 35.3km, dự án bắt đầu từ điểm vượt sông Đáy – song song với quốc lộ 21B – chợ Dầu; tiếp đến đi qua Ba Đa – cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình – nút giao Phú Thứ – quốc lộ 5B – cầu Thái Hà và cuối cùng đi qua địa phận tỉnh Thái Bình. 

Đoạn qua tỉnh Thái Bình

Đoạn đường Vành đai 5 đi qua tỉnh Thái Bình có tổng chiều dài đạt 28.9km. Tuyến đường bắt đầu tư cầu Thái Hà – đường ĐT 499 – đường huyện ĐH 64A, chạy song song với đường ĐT 455, đi qua sông Luộc để đến địa phận tỉnh Hải Dương. 

Đoạn qua tỉnh Vĩnh Phúc

Với tổng chiều dài 51.5km, đường Vành đai 5 tại tỉnh Vĩnh Phúc bắt đầu từ đèo Nhe hướng về đường tỉnh 301. Khi đến nút giao Bình Xuyên, con đường đi trùng với cao tốc Nội Bài – Lào Cai, sau đó đi tiếp đến nút giao quốc lộ 2C để đến đường Hợp Thịnh – Đạo Tú và cuối cùng đi qua cầu Vĩnh Thịnh về thành phố Hà Nội.

Đoạn qua tỉnh Bắc Giang

Đường Vành đai 5 trên địa phận 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương có cùng chiều dài 52.7km – lớn nhất trong các tỉnh có tuyến đường đi qua. Lộ trình di chuyển của con đường này như sau:

  • Chạy song song với Quốc lộ 37 đoạn Sao Đỏ về phía Tây
  • Đi qua sông Lục Nam ở hạ lưu cầu Lục Nam
  • Đi tránh Bắc Giang về phía Đông giao với Quốc lộ 1 (đoạn cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn) ở xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang
  • Chạy song song với Quốc lộ 37 (đoạn Đình Trám – Phú Bình) về phía Đông
  • Cuối cùng đi chếch về hướng Tây qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Đoạn qua tỉnh Thái Nguyên

Đường Vành đai 5 đi qua tỉnh Thái Nguyên có tổng chiều dài đạt 28.9km với điểm bắt đầu từ quốc lộ 37 thuộc xã Hương Sơn, huyện Phú Bình. Sau đó, dự án đi qua sông Cầu vào đại lộ Đông Tây và trùng vào cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên (dài 12km) cùng Quốc lộ 3 cũ (dài 2.5km). Tiếp đến, đường Vành đai 5 đi qua đèo Nhỡn tới đèo Nhe vượt qua Tam Đảo để đến địa phận tỉnh Vĩnh Phúc.

Lợi ích quy hoạch của đường vành đai 5

Phát triển thông thương giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ

Sau khi hoàn thiện xong, đường Vành đai 5 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho 8 tỉnh thành phía Bắc kết nối với nhau, bao gồm Hải Dương, Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và Thái Nguyên. Điều này giúp tạo sự liên kết giữa các khu vực, người dân có thể dễ dàng di chuyển qua lại để giao thông, giao thương, phát triển kinh tế. 

Thuận tiện giao thông đi giữa các tỉnh miền Bắc 

Do được nối với nhau bằng con đường lớn Vành đai 5 nên người dân ở các tỉnh miền Bắc có thể đi lại thuận tiện, tiết kiệm thời gian đáng kể so với thời điểm chưa có tuyến đường này. Sợi dây này không chỉ liên kết Hà Nội với cả vùng mà còn kéo gần các tỉnh, TP khác lại với nhau, xóa đi những khoảng trống trước nay vẫn là rào cản cho sự thông thương giữa cửa biển – đồng bằng – miền núi phía Bắc

Hình ảnh minh họa: Sự xuất hiện của đường Vành đai 5 giúp giao thông khu vực miền Bắc trở nên thuận tiện
Hình ảnh minh họa: Sự xuất hiện của đường Vành đai 5 giúp giao thông khu vực miền Bắc trở nên thuận tiện

Phát triển kinh tế các tỉnh vùng ven 

Sự xuất hiện của đường Vành 5 được xem như bàn đạp lớn thúc đẩy phát triển kinh tế các tỉnh vùng ven ở khu vực Bắc Bộ. Cụ thể, con đường giúp rút ngắn thời gian di chuyển của các nhà đầu tư và khách hàng kết hợp với những lợi thế về địa điểm du lịch đẹp, giá đất không quá cao… Từ đó, số vốn đầu tư đổ về ngày càng nhiều, mang đến một diện mạo hoàn toàn mới cho các tỉnh vùng ven. Đây chính là động lực to lớn giúp phát triển kinh tế của khu vực này.

Những vùng đất còn đầy tiềm năng dọc đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 21A); cao tốc Hòa Bình – Hà Nội sẽ nhanh chóng gia tăng giá trị kinh tế, thu hút đầu tư mạnh mẽ từ khắp cả nước. Dọc theo 21,5km Vành đai 5 từ cầu Vĩnh Thịnh – đường Hồ Chí Minh sẽ có hàng trăm tuyến đường lớn nhỏ đấu nối vào, liên kết nhiều khu vực tiềm năng phát triển du lịch, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao của Hà Nội.

Dream Town Hòa Bình - Thị trấn phồn hoa giữa đại ngàn
Dream Town Hòa Bình – Thị trấn phồn hoa giữa đại ngàn

Giãn dân phát triển bất động sản ở các tỉnh ven Hà Nội 

Đường Vành đai 5 hoàn thành sẽ giải quyết bài toán ùn tắc giao thông vốn nan giải, chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Bên cạnh đó, trục giao thông còn đem đến nhiều cơ hội đầu tư cho các tỉnh vùng ven Hà Nội. Từ đó, các chủ đầu tư bất động sản sẽ rót vốn đầu tư vào các khu vực này nhiều hơn, góp phần mang đến nhiều nhà ở cho người dân.

Tiến độ thi công của đường  vành đai 5

Đường Vành đai 5 được Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt đề án thực hiện theo Quyết định số 561/QĐ-TTg về Phê duyệt quy hoạch chi tiết đường Vành đai 5 – vùng Thủ đô Hà Nội. Tính đến thời điểm tháng 10 năm 2024, hàng loạt tỉnh thành đã tiến hành đền bù cho người dân, giải phóng mặt bằng để kịp tiến độ hoàn thành dự án và đưa vào thông xe trước năm 2027. 

Trong 29 km đường Vành đai 5 qua tỉnh Thái Nguyên, có 10 km từ Quốc lộ 37 – nút giao Yên Bình (cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên) được thi công từ cuối năm 2021 đến nay đã cơ bản hoàn thành. Tổng mức đầu tư đoạn đường trên là hơn 1.000 tỷ đồng.

Đường vành đai 5 qua tỉnh Bắc Giang UBND tỉnh Bắc Giang đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất quan tâm bố trí nguồn vốn của Trung ương để triển khai xây dựng tuyến đường Vành đai 5 – vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua địa bàn tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, đầu tư trước năm 2030.

Xác định rõ mức độ quan trọng của tuyến giao thông này đối với sự phát triển kinh tế, đi lại của người dân ở 8 tỉnh thành phía Bắc, các nhà thầu đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án song vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất. 

Kết

Bài viết được Dreamlands tổng hợp những thông tin chi tiết về đường Vành đai 5, hy vọng giúp Quý khách hàng cập nhật kiến thức bổ ích khi tìm hiểu về vấn đề này.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo, không phải ý kiến chuyên gia!